Các lễ hội ngày 15 tháng 2 Âm Lịch - Hội Làng Han,Hội Đình Làng Võ Giàng,Hội Làng Phú Khê, Hội Đền Cuông (Công)

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Các lễ hội ngày 15 tháng 2 Âm Lịch - Hội Làng Han

Các lễ hội ngày 15 tháng 2 Âm Lịch - Hội Làng Han

1. Hội Làng Han

Thời gian: tổ chức vào ngày 15 tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn công ơn lớn lao của Nàng Han (Người đứng đầu cuộc khởi nghĩa của đồng bào 16 xứ Thái quật cường đánh bại giặc xâm lược phương Bắc).

Nội dung: Lễ hội Nàng Han là một nét văn hóa đẹp của đồng bào người Thái, người Mường.

Lễ hội có phần lễ tế trâu trắng gồm 6 bài tế lễ: Tùng song tơ, Phái lệ tơ, Thác ot7c, Thá hu nơ, Then hầu phét, Quát bó héo và 32 bài múa dân gian như múa xòe, múa nón, múa đi cày... tượng trưng cho các sinh hoạt của người Thái trong đời sống lao động sản xuất hàng ngày. Phần hội có các trò chơi truyền thống cùa dân tộc như: Kéo co, đánh Tó Má lẹ, thi ném còn, thi đánh cầu lông gà, thi đẩy gậy, thi bắt cá... Các thiếu nữ xinh xắn trong những bộ vá cóm duyên dáng trong trò chơi ném còn, đánh cầu, kéo co. Các chàng trai lực lưỡng, nhanh nhẹn trong trò chơi thi đi cà kheo, khi bắt cá...

Không kém phần hấp dẫn hơn, so với các trò chơi dân gian, cuộc thi bắt cá trên sông Vằng Pheo cũng thu hút rất nhiều người tham gia. Cuộc thi này thu hút nhiều nhất là nam nữ thanh niên Mường, ai mong muốn đãm mình bơi lội trên suối cầu mong sức khỏe, nhanh nhẹn.

2. Hội Đình Làng Võ Giàng

Thời gian: tổ chức vào ngày 15 tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: làng Võ Giàng, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn công ơn lớn lao của Vũ Cố - một tướng tài của vua Lê Lợi đã tham gia vào cuộc chiến đánh giặc Minh trên con sông Đáy.

Nội dung: Mở đầu lễ hội đình làng Võ Giàng là lễ tế thành hoàng của làng, tiếp đó là các hoạt động vui chơi dân gian: đua thuyền, phóng lao, hát đối nam nữ trên thuyền, hát giao duyên.

3. Hội Làng Phú Khê

Thời gian: tổ chức từ ngày 15 tới ngày 21 tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: làng Phú Khê nay thuộc địa phận hai xã Hoằng Phú và Hoằng Qúy, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn hai tướng thời Đinh là Chu Minh và Chu Tuấn.

Nội dung: Phần lễ hội của Phú Khê chủ yếu là nghi thức cúng tế thành hoàng làng là tướng Chu Minh và Chu Tuấn, cầu chúc cho nhân khang vật thịnh. Nét đặc sắc của lễ hội là mâm cỗ để dâng cúng lên các Thánh Thần phải dày 2 tầng (do thờ 2 vị thành hoàng làng). Phần hội được tổ chức với rất nhiều trò chơi dân gian đặc biệt như: chọi gà, bơi thuyền đập vịt, đập nồi, vật, đánh đu, đấu roi, bắt trạch trong chum, dệt vải trên thuyền...

4. Hội Đền Cuông (Công):

Thời gian: tổ chức vào ngày 15 tháng 2 âm lịch.

Địa điểm: xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn công đức của vị vua An Dương Vương (người có công trong việc lập ra nước Âu lạc).

Nội dung: Mở đầu lễ hội Cuông là một nghi thức lễ tế thần, sau đó là các hoạt động văn hóa vui chơi thú vị như: hát tuồng, chèo, thả đèn hoa. Đến lễ hội đền Cuông du khách có thể cầu phúc và cầu tài.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Hội Làng Han Hội Đình Làng Võ Giàng Hội Làng Phú Khê Hội Đền Cuông (Công)


1995 mệnh gì đoán tính cách đàn ông qua lông mày nam đinh tỵ gia đình E tử vi người sinh ngày Giáp Thân tu vi Những con giáp có thể làm nên đại Dieu khach lục phủ Song Ngư yêu Song Tử nghiên cứu xem tướng cho người có mắt trắng chòm sao lận đận tình duyên chùa ảo thai Đồ Tính cách theo giờ sinh xem tử vi Xem đường hôn nhân đoán QUẢ TÚ Angela tính cách cung hoàng đạo vòng dâu tằm có tác dụng trừ tà thật Giật bua hòn số tử vi vắng quẻ quan âm cách giảm sát khí trong tlbb Cách hóa giải mệnh xung khắc sư tử đá phi Ý nghĩa sao Đế Vượng cách làm cổng nhà theo phong thủy chân hương quà khá Giai mã giấc mơ cách tính mệnh như thế nào nguyệt cách trang trí bàn làm việc theo phong hình xăm cá chép hóa rồng có ý nghĩa gì tuổi Thân Già Tượng sư tử tránh tà trợ vận giấc mơ quỷ dữ kẻ nap âm Phòng tử