Lễ Hội Đền Bà Chúa được tổ chức vào ngày 30 tháng 7 âm lịch tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Các lễ hội ngày 30 tháng 7 âm lịch - Hội Đền Bà Chúa

Các lễ hội ngày 30 tháng 7 âm lịch - Hội Đền Bà Chúa

Hội Đền Bà Chúa

Thời gian: tổ chức vào ngày 30 tháng 7 tới ngày 2 tháng 8 âm lịch.

Địa điểm: xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn công chúa Túc Trinh - người con thứ 4 của vua Trần Thánh Tông (là người có công khai hoang phục hóa, tạo dựng nên xóm làng).

Nội dung: Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày và có sự tham gia của nhân dân hai làng An Hội và Cổ Nhuế.

Ngày 30/7:

Sáng quân kiệu nam bao sái kiệu và chuyển giá văn ở đình về đền, sau đó đội tế lễ mang lễ lên mộ chúa để làm lễ tế cáo Chúa tại đền. Chiều ban tế và đội dâng hương An Hội cúng tế chúa,  đến đêm các cụ trong đội tế làm lễ mở cửa đền.

Ngày 01/08:

Rạng sáng được bắt đầu với lễ mộc dục và cúng thức. Lễ mộc dục được một bô lão trong làng đảm nhiệm trong trang phục lễ hội truyền thống, đầu đội khăn xếp, quần trùng, áo dài, chân đi hài vân sảo, tất cả đều màu đỏ. Nước làm lễ mộc dục phải là nước mưa tinh khiết nấu với ngũ vị hương. Trước khi làm lễ, vị bô lão rửa tay gọi là quán tẩy, vẩy nước hoa vào người, xoa lên mặt, đầu và hai tay, gọi là tẩy uế. Sau khi làm lễ mộc dục cho Chúa Bà, các đồ mã cũ đem đốt, dâng đồ mới.

Lễ mộc dục xong là đến lễ cúng thức, ông chủ tế đọc chúc văn, nội dung ca ngợi công đức của công chúa Túc Trinh đối với dân làng Cổ Nhuế từ xưa tới nay, cầu xin hồng ân của trời đất, phật, thánh, Chúa Bà ban phúc lành cho quốc thái, dân an.

Khoảng 8h sáng sau khóa lễ cúng phật tại chùa Anh Linh đội tế về đền Chúa làm lễ tế khai quang, yên vị xin Chúa cúng giỗ. Ngày giỗ Chúa gọi là cúng đối kỵ, có dâng lục cúng: hương, hoa, trà, quả, đăng, thực. Lễ cúng thực gồm có: Cơm tẻ nấu bằng gạo lật, muối vừng, trám đen muối, giá luộc, tương, canh đậu xanh; sau nghi lễ cúng thực dâng chè kho, chè lam và kẹo lạc. Cỗ làm trong lễ hội là cỗ chay với những sản vật trong từng nhà sản xuất được đem dâng lễ tại đền như: mít, dừa, lựu, chuối, na, cam, mía, khoai luộc... Sau lễ khai quang là các đoàn của các làng xã lân cận và dân chúng thập phương vào dâng hương lễ Chúa đến tận xế chiều. (Ngày 02/08).


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

Hội Đền Bà Chúa Hội Đền Bà Chúa tại Hà Nội các lễ hội trong tháng 7


tướng phụ nữ có ria mép phóng sao thÁi dƯƠng cung tật ách cách làm lễ câu đối cung ma kết nam và sư tử nữ lông trẻ con tiễn đưa Giải mã giấc mơ cá chép ngũ hành tương sinh tương khắc nhìn tai đoán người vận trình sự nghiệp vị trí Văn Xương tình yêu Thiên Hà Thủy 490 kiến thức cơ bản về thiên can Họa 12 con giap đại phát ngón nhân trung con giáp có phúc khí Sinh các ngày lễ ngày 13 tháng 1 Mệnh khon bố trí văn phòng làm việc theo phong Hội Vĩnh Mỗ su tich phat giao tử bình tuổi Tý cung Kim Ngưu tuổi xông nhà 2015 vật phẩm phong thủy cho tình duyên Mồng số 7 xem bói bàn tay nhân tướng học về lỗ tai yêu thương theo lời phật dạy mẫu phụ nữ vượng phu ích tử SAO THIÊN HƯ tràng ất dậu mơ thấy cây cọ Tính cách tuổi Mão cung Sư Tử Lấy vợ thuộc những con giáp này đếm Cam Vũ Sao Thái Dương trồng cây