Đền Bà Chúa Kho là một di tích lịch sử đã đuợc Nhà nước Việt Nam công nhận. Đền Bà Chúa Kho toạ lạc trên ngọn núi Kho, khu Cô Mễ, xã Vũ Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Đền Bà Chúa Kho - Bắc Ninh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Hiếm có một ngôi chùa nhỏ nào lại thu hút du khách tấp nập như Đền Bà Chúa Kho, một ngôi đền toạ lạc trên ngọn núi Kho, khu Cô Mễ, xã Vũ Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đặc biệt ngôi đền sẽ chật kín người khi đến đúng vào dịp lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 14 tháng giêng.

Đền Bà Chúa Kho là một di tích lịch sử đã đuợc Nhà nước Việt Nam công nhận. Nơi đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quân thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình – Chùa – Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng.

Hiếm có ngôi đền nhỏ nào trong nước ta lại thu hút giới kinh doanh, buôn bán nhiều như ngôi đền Bà Chúa Kho. Cứ vào dịp đầu năm, cả chục vạn người hành hương về ngôi đền này, với một mục đích kỳ lạ: Vay tiền Bà Chúa Kho để lấy vốn làm ăn. Họ không quản đường xa đến tận đền để dâng lễ cầu xin làm ăn gặp nhiều thuận lợi. Việc đến làm lễ cầu xin tại đền, được nhiều người cho rằng đó là đến vay Bà Chúa Kho, vì Bà là người trông giữ tổng các kho.Vì thế, người dân chuẩn bị rất kỹ lượng đồ lễ để dâng cúng.

Tương truyền rằng ngày xưa Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1076. Vào thời đó ở làng Cổ Mễ, núi Kho, Cầu Gạo… vốn là những nơi đặt kho lương thực của quân Lý ở bờ nam chiến tuyến Như Nguyệt (Sông Cầu). Núi Kho, núi Dinh, Thị Cầu cũng vốn là một vị trí chiến lược có thể kiểm soát con đường từ Lạng Sơn qua sông Cầu về Thăng Long xưa.

Đền Cổ Mễ thờ Bà Chúa Kho chính là nơi tưởng niệm một người phụ nữ Việt Nam đã khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong thời kỳ trước và sau chiến thắng Như Nguyệt.

đền bà chúa kho
Dòng người đi lễ – Đền Bà Chúa kho

Vào đời nhà Lý, Bà có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và đã “thác” trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1077). Nhà vua thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho.

Bà Chúa Kho xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm gần đó. Bà được miêu tả là người rất đẹp. Sau khi lấy vua Lý, thấy ruộng đất ở đây bị hoang hóa, bà xin vua cho về làng chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang. Bà đã mở rộng khai hoang vào tận vùng Nghệ An. Công lao của bà đã được triều đại phong kiến ghi nhận qua việc sắc phong đền thờ bà là “Chủ khố linh từ” (Đền thiêng thờ bà Chúa Kho).

Hàng năm trước đây nhân dân địa phương đều tổ chức ngày giỗ rất trang trọng với những nghi thức truyền thống sau này do bị phế tích lãng quên nên nghi thức lễ hội dần mai một bây giờ mới dần khôi phục hồi sinh Đại lễ hội Đền Tiên Sơn được tổ chức trang nghiêm vào ngày 15 tháng giêng hàng năm.

Đền Bà Chúa Kho là ngôi đền rất linh thiêng trong tâm thức người dân, nên người dân đến đền với tinh thần xả tâm, cúng bái cầu nguyện cầu mong cho một năm là làm ăn phát đạt và gặp nhiều may mắn.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


phương pháp xua đuổi tà khí du lịch bất hòa 21 giờ quan sát cần tránh khi sanh cửa sổ bếp điềm báo Sao Thien hỷ kỷ tỵ 1989 mạng gì phụ nữ ngày nay có thực sự vất vả 2 người tuổi Thân có hợp nhau cung thiên bình và sự nghiệp giày dép phong thủy sao thien tai sao Cô Thần tại mệnh tình yêu đích thực là gì 6 loại tranh không nên treo trong văn phòng sao Thiên Không tại mệnh cuộc đất phong thủy 12 chòm sao nam đón lợi tránh hại tật Soái sao thai phụ tại mệnh vắn khấn người yêu cũ bí quyết xuất tinh muộn Các Người tuổi Dần có thành công nhờ tính bị tiết Thánh Hội Đình Văn Khê tại Hà Nội yểu bác Hội Đền Bảo Hà đồng Lộ ngày Cách hay ăn hay nhậu tuổi tý cung Song Tử Nhâm Thìn chọn tên điểm danh mơ thấy các địa điểm điều đại phong tục đón Giáng sinh hỏa luong phong thủy lý khí thư