Di tích Đền Lăng Sương đã được lập quy hoạch tổng thể nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của các di sản văn hóa điểm tham quan du lịch văn hóa tâm linh
Đền Lăng Sương - Phú Thọ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Tỉnh Phú Thọ có ba nơi có di tích lịch sử văn hóa về tâm linh rất nổi tiếng, đó là: Đền Hùng ở thành phố Việt Trì, đền Mẫu Âu Cơ ở huyện Hạ Hòa và Đền Lăng Sương tọa lạc trên địa phận xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

Đền Lăng Sương nằm trong hệ thống các di tích thờ Tản Viên vùng ven sông Đà và vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ thờ Tản viên Sơn Thánh là một trong bốn vị thần “tứ bất tử” của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam.

Với lòng tôn kính, ngưỡng mộ, nhân dân đã suy tôn Tản Viên là vị thần “Thượng đẳng tối linh”, “Đệ nhất phúc thần” đứng đầu “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng cổ truyền người Việt.

Đền Lăng Sương tự hào là mảnh đất đã sinh ra Thánh Tản. Đây có thể coi là mảnh đất “chôn nhau, cắt rốn” của vị thần linh tiêu biểu của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Cùng với tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản, đền Lăng Sương còn thờ Thánh Mẫu – người có công sinh ra Thánh Tản. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở đây đã hòa cùng với tín ngưỡng thờ Mẫu chung của người Việt như Mẹ Âu Cơ, Đất Mẹ, Mẹ Nước…

Cổng đền có đôi câu đối “Thiên giáng thánh nhân bình bắc địch/ Địa lưu thần tích hiển Nam bang” (tạm dịch: Trời sinh thánh dẹp giặc phương Bắc/ Đất lưu thần tích hiến trời Nam). Và “Lăng Sương cốt cách ngọc tinh thần/ Bả thác long linh giáng hạ trần” (tạm dịch nghĩa: Lăng Sương ngọc sáng, ngọc tinh thần/ Máng dấu rồng thiếng xuống hạ trần).

Đền chính có kiến trúc kiểu chữ công (I) gồm 3 gian đại bái, ống muốn và 3 gian hậu cung. Trong tòa đại bái có xây bệ thờ tượng Cao Sơn và Quý Minh là bộ tướng có công giúp Tản Viên dẹp giặc Thục.

Tòa hậu cung bài trí long ngai thờ Thánh Mẫu Đinh Thị Đen (mẹ của Tản Viên) và thờ đức Thánh Tản. Trong tòa hậu cung còn thờ Thánh phụ Tản Viên là ông Cao Hành, bà dưỡng mẫu (mẹ nuôi) là Ma Thị và công chúa Ngọc Hoa (vợ Tản Viên). Cách khu đến Lăng Sương khoảng 50 mét về phía Đông Bắc, tương truyền có ngôi mộ của Thánh Mẫu nay ở đó đã được xây thành lăng tẩm.

Chính điện của đền
Chính điện của đền

Hàng năm đền Lăng Sương mở lễ hội cổ truyền vào 25 tháng 10 âm lịch (là ngày giỗ Mẫu sinh ra Thánh Tản) và rằm tháng giêng – giỗ chính (là ngày sinh Thánh Tản). Lễ hội đền Lăng Sương là một trong những lễ hội lớn của vùng núi Tản sông Đà và những di tích thờ Tản Viên Sơn Thánh.

Lễ hội là sự kết hợp giữa di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể hiện còn được bảo tồn trên quê hương đất Tổ. Cùng với các di sản văn hóa khác, vùng đất Lăng Sương là mảnh đất chứa đầy huyền thoại, truyền thuyết với các tục hèm như thả diều, tục kiêng gọi tên húy…

Với những giá trị lịch sử và văn hóa tâm linh sâu sắc, đền Lăng Sương đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 2005.

Di tích đền Lăng Sương đã được lập quy hoạch tổng thể nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của các di sản văn hóa. Xây dựng Lăng Sương thành một điểm tham quan du lịch văn hóa tâm linh phục vụ du khách thập phương và phát triển kinh tế dịch vụ du lịch là hướng đi đúng của huyện Thanh Thủy và điểm đến của du khách thập phương.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


tướng bàn tay niềm vui lớn nhất có kiếm tiền giỏi Phòng ngủ bị khuyết góc báo hiệu Vu sao bạch hổ biến đổi Xem bói bàn tay nói lên số phận của Cung mão hòa Trướng Vật Bởi lấy chồng giàu bàn chân ngón chân trí tuệ nốt ruồi luận về khí sắc Hướng kê giường Quý hợi SAO THAT Sat Giáp Ngọ phong thủy nhà ở phong thủy cá rồng huyền quan âm những điều vinh hoa phú quý tuổi mở hàng vắn khấn sao Thái âm phụ nữ mắn đẻ thiên bình phong thủy bàn làm việc cho người tuổi Nguyên ban công hợp phong thủy Tam tai núi Lộc Tồn cách chinh phục chàng trai cung bạch dương người tuổi tỵ nhóm mãu o Ä an Ä Ã³n tu vi xem duyên tiền định vợ chồng đa tình tu vi Hướng đặt bàn thờ thần tài cho thói quen xấu xem bói tướng mặt nghèo khó phong thủy nồi cơm điện