Năm 2011 là năm Tân Mão. Trung Quốc và Hàn Quốc đều gọi đây là năm Thỏ, nhưng ở Việt Nam lại là năm Mèo. Tuy cùng nằm trong vùng văn hoá chữ Hán, song giữa Hàn Quốc và Việt Nam lại có sự khác nhau. Tại sao?
Tại sao Trung Quốc năm Thỏ, Việt Nam năm Mèo?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Câu hỏi này có lẽ không chỉ của riêng tôi mà còn của nhiều học giả Hàn Quốc từng du học tại VN.

Trong Thập nhi chi của Trung Quốc, con thỏ là chi thứ tư (gồm Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi). Con mèo tuy không phải loài vật nằm trong Thập nhị chi nhưng lại được ghi âm chữ Hán giống với con thỏ (máo - âm Hán-Việt là “miêu”). Trong tiếng Trung Quốc, hai từ này khác nhau về dấu song về âm thì thỏ (măo) và mèo (máo) đều là mao. Điều thú vị nữa là trong Việt Nam tự điển, thì chữ Mão - nghĩa là con thỏ - lại được dùng để chỉ con mèo.

Theo quan điểm cá nhân của tôi, trước hết, Việt Nam không có điều kiện môi trường để loài thỏ phát triển sinh sôi. Vì Việt Nam là văn hoá thảo mộc chứ không phải văn hoá thảo nguyên. Hai khái niệm thảo nguyên và thảo mộc là hoàn toàn khác nhau. Nếu thảo nguyên là môi trường có những đồng cỏ mềm mượt, mà các loài động vật có thể thoả sức ăn thành từng bầy đàn, thì thảo mộc lại là môi trường phong phú đa dạng các thảm thực vật đan xen lẫn nhau. Lý do Việt Nam nhiều thảo mộc như vậy là bởi khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.

Mặc dù đã tiếp thu Thập nhị chi (12 con giáp) của Trung Quốc, song có lẽ do yếu tố môi trường tự nhiên này nên người Việt đã không tiếp thu y nguyên mô hình ở Trung Quốc mà biến cải cho phù hợp với môi trường sống của mình.

Trong quá trình giao lưu văn hoá với Trung Quốc, ở Việt Nam hình ảnh con mèo thân thuộc đã thay thế cho con thỏ bởi điều kiện tiếp thu có biến động từ ngôn ngữ đến hình ảnh trong Thập nhị chi - 12 con giáp. Ở đây, chúng ta cũng cần xem xét vấn đề qua việc lựa chọn âm tiếng Hán con mèo do có cùng âm tiếng Hán với con thỏ. Tôi cảm thấy cách nhìn nhận này là vẹn cả đôi đường. Vì, trên lập trường của Trung Quốc là quốc gia có ảnh hưởng văn hoá, dù Việt Nam có chọn tên năm Mèo thì vẫn không đánh mất chữ Máo - chỉ con thỏ. Ngược lại, trên lập trường một nước tiếp biến văn hoá bên ngoài như Việt Nam, dù có lựa chọn con mèo - con vật quen thuộc với người Việt - thì vẫn nằm trong mạch ảnh hưởng văn hoá của Trung Quốc. Việc thay đổi tinh tế chữ Máo - chỉ con thỏ - sang con mèo đã cho thấy tài trí của người Việt Nam trong tiếp biến văn hoá!

PTS Sim Sang - Joon (Giám đốc Trung tâm Giao lưu văn hoá Việt - Hàn)

Nguồn: Lao Động News
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


Trung dương dao kéo cách nắm tay phat tài Sao ĐIẾU KHÁCH tháp Văn Xương Chia cung phu the Học Đường quý nhân thành đạt và Sao nơi 12 chòm sao đến khi buồn bói phong thủy bà bầu nằm mơ thấy bé trai bò cạp có hợp với kim ngưu xem tướng con gái lông mày rậm Sao Cô Thần ở cung mệnh căn tu là gì chinh không gian phòng sách ý nghĩa đặt tên tướng con trai đa tình xem tử vi Vị trí nốt ruồi tiết lộ Tuổi Thân hợp với tuổi nào Nghi sao lộc tồn vượng địa lưu ý phong thủy khi mua nhà cách hóa giải quan hệ tương khắc cung xử nữ và song tử môi Trừ đàn ông mắt sâu lông mày rậm đá phong thủy hà nội Nam giới nốt ruồi ở vùng kín mâm cúng cô hồn tướng đàn ông cach giấc mơ Mau cách tính tháng âm lịch Phủ hôn xuất hành Bồ Tát 史克威尔艾尼克斯 chấy kết hôn bài cúng lễ tế ngu cải tạo mặt tiền nhà phố hòn giấc mơ của vợ chồng nghèo giấc mơ thấy bùn mang ý nghĩa gì