Thiền Viện Tịch Chiếu là nơi địa thế khá lý tưởng, lại là một trong những danh lam đẹp của khu du lịch Long hải tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Thiền Viện Tịnh Chiếu - Bà Rịa - Vũng Tàu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Thiền Viện Tịnh Chiếu tọa lạc tại ấp Hải Điền, Thị Trấn Long Hải, huyện Long Đất, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu – Một không gian êm đềm và tĩnh mịch với âm thanh líu lo của tiếng chim hót như vọng về từ xa xăm, những vườn cây xanh mát đang xào xạc trong buổi sớm mai. Đặt chân đến đây, tự nhiên bạn sẽ cảm thấy cõi lòng mình như dịu lại, bình an… tâm hồn trở nên cởi mở và tan hòa vào khung cảnh thiên nhiên cô tịch.

Thiền Viện Tịch Chiếu là nơi có kiến trúc giống Thiền viện Thường Chiếu của Hoà Thượng Thích Thanh Từ, được nằm nơi địa thế khá lý tưởng, lại là một trong những danh lam đẹp của khu du lịch Long hải.

Năm 1973, Thiền Viện Tịch Chiếu, nguyên là hai Tịnh Thất nhỏ: Tịnh Thất Quan Âm của hai bà Trần Thị Tư (Tịnh Ngọc), Trần Thị Bảy (Tịnh Bửu), và Tịnh Thất của Sư Cô Thích Nữ Diệu Quang xây dựng, khi ấy có tên là Quan Âm Viện.

Năm 1988, hai Phật tử Tịnh Ngọc và Tịnh Bửu cúng dường hai Tịnh Thất và gần nữa mẫu đất cho Hoà Thượng Thích Thanh Từ. Hoà Thượng chỉ định hai đệ tử là Thích Nữ Hạnh Thanh và Thích Nữ Diệu Tánh về hai Tịnh Thất này. Hai Sư Cô Hạnh Thanh và Diệu Tánh xin sát nhập hai Tịnh Thất này thành Thiền Viện Tịch Chiếu.

Năm 1993, hai Sư Cô xây dựng lại thành Thiền Viện mới như tình trạng hiện nay. Nơi Thiền Viện này, hai Sư Cô đã tạo được gần hai chục Thiền Sinh cho Ni Giới.

Thiền Viện Tịch Chiếu gồm Chánh Điện, Nhà Tổ,Trai Đường và phòng của Ni chúng. Sân trước chùa trang trí với nhiều loại cây cảnh quí như tùng bách, trắc bá diệp, thiên tuế… và các loại hoa đẹp. Vườn hoa nhỏ nhưng chăm sóc công phu, mỹ thuật và mang nét Thiền Vị. Chánh điện xây theo hình vuông, cạnh 11m, nóc hai tầng mái ngói theo kiểu chùa xưa, tường đúc và xây gạch với nhiều khung cửa kiếng, kiến trúc đơn giản nhưng kiên cố và khang trang. Chánh điện thờ Phật Thích Ca, đơn giản nhưng trang nghiêm. Sau Chánh Điện là Nhà Tổ, cách một sân lộ thiên nhỏ.

tichchieu
Nhà Tổ

Giữa sân là hòn Non Bộ với ý nghĩa biểu trưng của hội Linh Sơn với sự tích “Niêm Hoa Vi Tiếu” (Giơ cành hoa, mĩm cười): Trong Pháp Hội trên núi Linh Thứu (Ấn Độ), Đức Phật Thích Ca không nói lời nào, chỉ cầm cành hoa giơ lên ! Tăng chúng không hiểu gì, tất cả đều im lặng, chỉ có một mình Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp nhìn cành hoa, miệng mĩm cười. Đức Phật nói: Ta có Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực Tướng Vô Tướng, Vi Diệu Pháp Môn, Bất Lập Văn Tự, Giáo Ngoại biệt truyền, giao phó cho Ma Ha Ca Diếp. Đây là sự tích của việc ” Truyền Tâm Ấn” trong Thiền Tông.

Non Bộ còn trang trí có tượng Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Di Lạc, nhắc cho người xem hạnh Từ Bi – Hỷ Xả của chư Phật, Bồ Tát. Hòn Non Bộ tuy nhỏ, nhưng trang trí mỹ thuật, nói lên ý nghĩa Phật Pháp thâm sâu, tăng thêm ” Thiền Vị” cho khách hành hương khi viếng Thiền Viện Tịch Chiếu.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


các giờ xấu cho trẻ em la bà đắc CON GIÁP Sao thiên mã chòm sao có sự nghiệp thành công nhất Chòm Tôm y nghĩa sao bệnh phó thương hàn ở heo mạng gì Sao Lưu hà suy ngẫm bảng ngón giữa tình yêu nội tâm mà ng Tết Trung Thu không nên tặng Vương Đình Chi Bói bải cách hóa giải hướng bếp xấu Truyền Vũ Khúc Đinh hợi sao Thiên tướng phi tinh Nhất Bạch Mộc dục Hoàng tu vi Vợ chồng xung khắc tuổi chưa hẳn cửu phòng khách theo phong thủy 2015 Hội Yên bảo bình nam Xem tình duyên giải mã giấc mơ thấy vàng bạc rồng tu vi những tháng tốt và kỵ trong cưới phụ nữ trán cao xem tử vi Bói tình duyên vợ chồng Thổ thiên hà thủy hợp với màu gì không theo đạo Phật có đeo bản mệnh Đặt tên cho con trai công ty tnhh đồ gỗ gia dụng dinh gia xem bát tự đoán tính cách bể cá Canh Ngọ cô đơn trung quốc