Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng là một trong những thiền viện thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thiền viện được xây dựng trên đồi C4 lịch sử
Thiền Viện Trúc Lâm Hàm Rồng - Thanh Hóa

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng là một trong những thiền viện thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thiền viện được xây dựng trên đồi C4 lịch sử nhìn xuống dòng sông Mã, sát bên cầu Hàm Rồng, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa – Đây là một di tích lịch sử quốc gia.

Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng là nơi khôi phục lại dòng thiền của dân tộc, do Phật hoàng Trần Nhân Tông khai sáng. Ngài là một vị vua anh minh đã lãnh đạo quân và dân 2 lần đánh thắng đế quốc Nguyên Mông, một đế quốc hùng mạnh nhất thời bấy giờ, nhân dân tán thán biết ơn, thế giới ca tụng Ngài.

Đến năm 35 tuổi là tuổi thanh niên, trai tráng sung sức, ham hưởng thụ ngũ dục, ham chức quyền, thì Ngài nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, lên làm Thái thượng hoàng (cố vấn), đến năm 41 tuổi, khi vua Trần Anh Tông thạo việc trị nước, Ngài vào núi Yên Tử. Sau khi ngộ đạo, Ngài đi khắp nơi trong nước dạy dân tu Thập thiện, dẹp bỏ những dâm từ. Ngài đi tu không phải vì yếm thế chán đời hay để cầu nhàn. Ngài đi tu là vì nước thương dân còn mê muội, là để xây dựng nền đức lý cho dân, dạy dân cách sống để được an lạc hạnh phúc ngay trong hiện đời, chứ không mong cầu ở kiếp sau, hay ở cõi nào xa xôi. Đối với người tu Thiền, Ngài dạy “phản quan tự kỷ” – soi rọi lại tâm mình, để buông bỏ mọi vọng tình đảo điên. Vì Phật khác với chúng sinh là ở cái tâm – Tâm chúng sinh thì tham sân si, phiền não, vui buồn thương ghét đảo điên suốt ngày, tâm Phật thì an lạc, thanh tịnh, thường biết rõ ràng.

Người tu là người thực hành làm Phật, suốt ngày thường nhận biết mọi vọng niệm khởi lên để buông bỏ, chuyển hóa, đưa nó trở về trạng thái thanh tịnh, an lạc. Giây phút nào tâm được thanh tịnh, an lạc, rõ biết, thì giây phút đó mình đang là Phật. Với Ngài khi tâm thanh tịnh, trong sạch, thường sáng soi rõ biết thì ngay đó mình là Phật rồi, đâu cần gì phải tìm về Tây phương Cực lạc ở nơi đâu. Ngài đã dạy đến chỗ tột cùng của lý Tịnh độ…Tinh thần của Thiền phái Trúc Lâm đến nay vẫn xứng đáng là ngọn đuốc sáng, soi đường cho đất nước đi lên hòa nhập với năm châu…

Thiền viện không chỉ mang ý nghĩa bảo tồn phát huy di sản văn hóa đạo đức của dân tộc, mà còn tôn vinh giá trị phi vật thể của Thiền phái Trúc Lâm, là niềm tự hào của dân tộc, đưa Phật giáo Việt Nam sánh ngang tầm Phật giáo thế giới. Vì thế giới chưa có một vị hoàng đế nào đang tại chức đi tu, ngộ đạo thành Phật, thành Tổ như Phật hoàng Trần Nhân Tông. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một dòng Thiền nhập thế, theo tinh thần “Phật pháp bất ly thế gian giác”. Cư sĩ tại gia vẫn tu hành ngộ đạo như người xuất gia (vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ.). Lịch sử minh chứng Thiền phái Trúc Lâm đã làm cho đất nước trở nên hưng thịnh.

Tượng phật ở chính điện Thiền Viện
Tượng phật trên đồi Hàm Rồng

Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng được xây dựng tại một địa danh văn hóa, lịch sử của Thanh Hóa sẽ góp phần tôn tạo địa danh Hàm Rồng sớm trở thành một danh lam thắng tích, điểm tham quan du lịch thu hút đông đảo du khách, tạo điều kiện để địa phương phát triển du lịch văn hóa tâm linh.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


thiên đức 28 sao hồ con rùa 2009 mệnh gì thiếu Lễ Hội An Đạo Con giáp nào không thể sống thiếu thời nếp nhăn trên mặt cách hóa giải nghi Khí sắc trên mặt khác nhau thì vận tu vi Năm 2016 và Top 3 con giáp lạc quan người mệnh Chấn hợp màu gì cách làm góc học tập đẹp bình hoa tài lộc giấc mơ quỷ dữ gái ế mắt rồng tướng số tử các góc học tập đẹp đắc bồ tát xung khắc tuổi trong tử vi đoán vận hạn chọn ngày Lấy chồng tuổi nào xuất Sao Thiên Không Hoa Giai mong tháng sinh âm lịch điểm danh Lưu Thời ngày tốt xây dựng nhà tướng mạo những người nổi tiếng tư vi Đặc Mậu Thìn 史克威尔艾尼克斯 SAO TUẾ PHÁ TRONG TỬ VI SAO LONG TRÌ sinh Sao Long Đức hình dáng chân sao tốt sao xấu Thầy Bói phong tục sinh con khuôn mặt phúc hậu là gì cung nhân mã đoán vận mệnh cuộc đời