Mọi người khi mua nhà ngoài việc phải tìm hiểu về các yếu tố như giá cả, địa lý, giao thông ra còn phải xem xét đầy đủ ảnh hưởng của nhà đối với sức khoẻ, ví dụ như hướng nhà, vị trí nhà và môi trường xung quanh v.v…
Những năm gần đây mọi người rất thích nhà ở gần với nước, ky thực thì người xưa sớm đẵ có thói quen ở gần với nước, vì mặt nước có thể làm tăng độ ẩm và nồng độ i-on ô xy âm trong môi trường, có thể làm sạch không khí giảm bụi bẩn phù du trong khí quyển, hấp thu nhiệt lượng bề mặt trái đất, điều tiết nhiệt độ môi trường, có lợi cho sức khoẻ con người.
Trái lại, nhà ở quá gần với đường điện cao áp, trạm biến áp điện lớn, ăng ten có cường độ phát xạ mạnh, kiến trúc chiếu sáng có độ sáng cao, do bị ảnh hưởng của các loại bức xạ, điện từ trường, ô nhiễm ánh sáng mà rất dễ gây ra các hiện tượng dị thường như tinh thần bất an, mất ngủ. Nhà ở gần với đường giao thông cao tốc, đường giao thông trên cao, do thường xuyên bị kích thích bởi tiếng ồn lớn, bởi khí phế thải dẫn đến sức khoẻ chịu ảnh hưởng không tốt, cho nên những kiến trúc loại này không thích hợp với nhà ở.
Ngoài ra, nếu trong nhà có người già, trẻ nhỏ, người cơ thể yếu, hay ốm đau thì không nên mua nhà ở gần phố, hoặc nhà có bộ phận lồi ra khỏi kiến trúc tổng thể, bởi vì nhà như vậy chịu sự ảnh hưởng của thay đổi khí hậu khá lớn, chẳng hạn như bị nước mưa, gió lạnh xâm nhập, mùa đông hay ban đêm nhiệt độ trong phòng giảm nhiều so với các phòng khác, mà vào mùa hè thì trong phòng lại rất nóng làm khả năng đau ốm, bệnh tật gia tăng.
Khi mua nhà, sau khi đã chọn được mức giá và khu đất, mục tiêu phải thâm nhập tiếp theo là tiến hành ‘Trinh sát thực địa”, nếu không có vấn đề gì về chất lượng nhưng vẫn phải lưu ý đến các nhân tố chi tiết “phong thuỷ” như hướng, tầng nhà, lấy ánh sáng, thông gió, tầng cao xem có lý tưởng không, vì những nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, độ an toàn và tính thích ứng của bạn.
(1) Hướng
Hướng tốt là hướng bảo đảm đủ ánh sáng, ánh sáng mặt trời có thể chiếu qua cứa sổ vào trong nhà, cải thiện môi trường bên trong nhà. Do góc độ chiếu sáng vào nhà ở mỗi vị trí có sự khác nhau, nếu như không có được nhà “toạ bắc, hướng nam”, “lưng tựa núi, mặt hướng ra biển” thì nhất định phải chú ý đến môi trường bên ngoài cửa sổ, phải biết tránh hại thu lợi, tránh xấu thu tốt. Nếu như cửa sổ nhà đối diện với đường phố hay đường cái thì sẽ ảnh hưởng đến thư giãn, nghỉ ngơi.
(2) Tầng nhà
Tầng nhà là một trong những nhân tố cần được quan tâm. Chọn tầng nhà cần phải xem xét các vân đề là: tình hình che chắn và lấy ánh sáng, mức độ tiện lợi trong sinh hoạt, yêu cầu môi trường, tình hình nhân khẩu trong gia đình, tình hình câu thành tuổi tác và sức khoẻ người trong nhà, tổng số tầng của nhà.
Thông thường nhà cao tầng sẽ ít bị che chắn, lấy ánh sáng tốt, ít bị gây nhiễu, rất thích hợp với người trẻ tuổi ít khi ở nhà. Nhà ở tầng thấp lên xuống nhà thuận lợi, thích hợp với người cao tuổi, dễ có thêm các cơ hội hoạt động bên ngoài.
Tuy nhiên do nhà ở tầng thấp bị gây nhiễu nhiều, tình hình vệ sinh khó được như ý muốn, đặc biệt là dễ bị ẩm ướt, thường không được xem là nhà tốt. Nhà ở tầng trên cũng thì việc lên xuống nhà không thuận tiện, cách nhiệt, chống thấm đều kém, nước cung cấp thường không đủ, không phải là sự lựa chọn tốt. Thông thường trong tình hình không phải xem xét đến yếu tố cá nhân, chọn nhà tốt nhất là ở đoạn 1/3 của tổng số tầng trở lên và 2/3 của tổng số tầng trở xuống.
(3) Lấy ánh sáng
Có thể chia làm hai loại ánh sáng là trực tiếp và gián tiếp. Nhà lấy được ánh sáng tốt sẽ tiết kiệm được năng lượng, tạo sự thoải mái cho tinh thần người trong nhà, thuận tiện cho việc bố trí các khu chức năng trong nhà. Ở trong môi trường nhà thiếu ánh sáng hoặc phải dùng ánh sáng nhân tạo thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe. Khi chọn nhà, phòng chính trong nhà nên lấy được ánh sáng tự nhiên trực tiếp, tối thiểu thiết kế nhà cũng phải có được một phòng chính trực tiếp lấy dược ánh sáng mặt trời.
(4) Thông gió
Thông gió cho nhà phải thoả mãn nhu cầu cơ bản của người đối với lưu động không khí, khi mở cửa hoặc cửa sổ ra bảo đảm không khí trong ngoài nhà phải lưu thông thuận lợi, nhất là vào mùa hè, gió phải lưu thông qua được các phòng trong nhà. Phải bảo đảm thông gió tốt, vậy thì thiết kế hướng nhà phải thích ứng nhu cầu lưu động không khí, không khí vào được và ra được là tốt, vào được mà khó ra thì chất lượng không khí sẽ kém.
(5) Độ cao tầng nhà
Độ cao của một tầng nhà bình thường vào khoảng 2,8m, nếu trừ đi phần trần nhà, phần phủ nền thì độ cao tịnh của tầng nhà đó chỉ vào khoảng 2,5~2,6m, thậm chí có thể còn thấp hơn, tầng nhà thấp gây cảm giác bị đè nén, gò bó khó chịu. Cho nên khi chọn nhà để có độ cao trần nhà tịnh là 2,8m thì độ cao toàn bộ tầng nhà phải là trên 3m. Cũng không được quá cao, nếu quá cao nhu cầu chiếu sáng và làm mát cũng theo đó lên cao, giá thành nhà và giá thành chỉnh trang cũng cao hơn.
(6) Nhà hàng xóm
Giá trị của nhà ở, đi cùng với môi trường nhân văn của xã hội, đặc biệt có quan hệ mật thiết với vấn đề nhà hàng xóm. Thông thường, sự tốt xấu về môi trường nhân văn của một hạng mục nhà ở được tăng giảm theo tỉ lệ giá trị của nó. Cùng một dạng nhà như nhau, ở vào khu vực hoặc toà nhà có môi trường nhân văn khác nhau thì giá trị của nó cũng có sự khác nhau rất lớn. Nếu có một ngôi nhà ở một khu vực hoặc toà nhà nào đó có biểu hiện môi trường nhân văn đang kém đi, quan hệ hàng xóm không hoà hợp, an ninh trật tự không tốt thì đó không phải là mục tiêu lựa chọn.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Yến Nhi (XemTuong.net)